Lễ hội chùa Bái Đính là một trong những lễ xuân hội lớn nhất tại mảnh đất Ninh Bình, thu hút hàng nghìn du khách đến tham dự mỗi năm. Lễ hội được tổ chức tại chùa Bái Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, Ninh Bình và chính thức khai mạc vào ngày mùng 6 tết âm lịch hàng năm. Lễ hội chùa Bái Đính là một trong những địa điểm du xuân hấp dẫn không thể bỏ qua dịp năm mới.
Chùa Bái Đính - trung tâm phật giáo lớn nhất cả nước
Chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa lớn nhất Việt Nam. Chùa có diện tích 1700 ha và giữ nhiều kỷ lục Việt Nam và châu Á như tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á, hành lang có nhiều tượng Phật nhất… Chùa Bái Đính bao gồm hai khu chính là khu chùa cổ và khu chùa mới nằm trên ngọn núi Đính. Đây là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của đất Ninh Bình
Chùa Bái Đính cổ có niên đại từ 1000 năm về trước do Đức Thánh Nguyễn Minh Không phát hiện và sáng lập vào thời nhà Lý. Chùa tọa lạc trên ngọn núi Dính cao 187m. Trải qua gần 1000 năm thăm trầm của lịch sử, chùa Bái Đính cổ là chứng tích lịch sử cho Phật giáo Việt Nam.
Khu chùa mới được xây dựng từ năm 2003 với kiến trúc vô cùng hoành tráng, đồ sộ mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống Việt Nam. Chùa Bái Đính mới bao gồm: điện Tam Thế, điện Pháp Chủ, điện Quan Âm, Bảo Tháp, Tháp Chuông và các công trình hạ tầng, phụ trợ, khu học viện phật giáo, khu đón tiếp… Sau khi hoàn thành, chùa Bái Đính đã trở thành một trong những trung tâm phật giáo lớn nhất cả nước, biểu trưng cho giá trị văn hóa tâm linh, tín ngưỡng hoằng pháp và là nơi thỏa nguyện yêu cầu tín ngưỡng tâm linh của đông đảo tín đồ phật tử. Chùa có tới 9 kỷ lục Việt Nam và châu Á được xác lập như: Tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á, chùa có hành lang La Hán có nhiều tượng Phật nhất với 500 vị bằng đá trắng nguyên khối cao hơn đầu người...
Lễ hội Chùa Bái Đính
Cứ vào mùng 6 tháng giêng âm lịch hàng năm, hàng nghìn tăng ni, phật tử cùng du khách thập phương lại nô nức đổ về chùa Bái Đính để trẩy hội, chiêm bái, lễ phật với mong muốn cầu cho năm mới an lành, thuận buồm xuôi gió.
Lễ hội chùa Bái Đính kéo dài từ ngày mùng 6 tết đến hết tháng 3 âm lịch, mở đầu cho những lễ hội xuân của vùng đất cố đô Hoa Lư Ninh Bình.
Lễ hội chùa Bái Đính gồm 2 phần là phần lễ và phần hội. Phần lễ được diễn ra trang trọng vì chùa Bái Đính đây không chỉ thờ các vị Sơn Thần, Phật Tổ, Bà Chúa Thượng Ngàn mà còn gắn với nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc với các danh nhân đức Lý Quốc Sư, Quang Trung, Đinh Bộ Lĩnh. Phần lễ bao gồm các nghi thức: Lễ niệm Phật cầu gia hộ, tưởng nhớ công đức Thánh Nguyễn Minh Không - người đã sáng lập ra chùa Bái Đính, lễ tế thần Cao Sơn, Đức Thánh Nguyễn Minh Không và chầu thánh Mẫu Thượng Ngàn… Khi bắt đầu khai hội, người ta sẽ đánh trống, thỉnh chuông để thông báo bắt đầu lễ hội. Ngay sau khi trống, tiếng chuông khai hội vang lên các đại biểu cùng đông đảo tăng ni, phật tử, du khách thập phương sẽ dâng hương, cầu nguyện cho một năm mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, mọi người có cuộc sống ấm no hạnh phúc..
Lễ hội được bắt đầu bằng nghi thức rước kiệu mang bài vị thờ Thần Cao Sơn, Đức Thánh Nguyễn và Bà chúa Thượng Ngàn từ khu chùa Bái Đính cổ ra khu chùa mới để tiến hành phần hội. Đoàn rước diễn ra long trọng trong không khí phấn khởi mừng vui của hàng ngàn du khách đến tham dự lễ hội. Sau lễ rước kiệu, lễ hội còn tái hiện lại những khoảnh khắc lịch sử gắn liền với chùa Bái Đính như lễ đăng đàn xã tắc của vua Đinh Tiên Hoàng năm xưa và lễ tế cờ của Quang Trung trên núi Đính trước giờ xung trận.
Ngoài ra trong lễ hội chùa Bái Đính còn diễn ra rất nhiều các hoạt động vui chơi giải trí mang đậm nét văn hóa của người Việt. Điển hình như các trò chơi dân gian, chương trình văn nghệ hát chèo, hát xẩm hay ca trù hay các tiết mục ca, múa, nhạc với chủ đề mừng Xuân… Du khách đến với lễ hội Bái Đính còn được thăm thú hang động, các công trình kiến trúc ấn tượng của chùa Bái Đính, ngắm nhìn vẻ đẹp non nước của núi rừng Tràng An.
Lễ hội Bái Đính là một trong những lễ hội lớn nhất tại Miền Bắc. Đến với lễ hội, du khách không chỉ được chiếm bái, dâng dâng hương lễ Phật mà còn được tham gia nhiều hoạt động văn hóa thú vị mang đậm bản sắc dân tộc cũng như chiêm ngưỡng cảnh sắc hùng vĩ, tráng lệ của đất trời Tràng An.
Trên đây là bài viết tổng hợp về Lễ hội chùa Bái Đính. Để xem thêm các bài viết khác về lễ hội như Hội Xoan, Lễ hội Chùa Hương, Hội Gò Đống Đa mời các bạn xem tại chủ đề “Lễ hội”, chuyên mục “Phong tục tập quán” hoặc để xem ngày hôm nay là ngày gì, có những lễ hội, những sự kiện nào đang diễn ra mời các bạn xem tại trang “Lịch vạn niên”.
- Lễ Phật ĐảnĐã xem: 6288
- Tết Đoan NgọĐã xem: 6939
- Ngày Ông Táo về trờiĐã xem: 2128
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt NamĐã xem: 2427
- Ngày Quốc tế lao độngĐã xem: 7470
- Lễ giáng sinhĐã xem: 4258
- Xem ngày tốt Khởi tạo
- Xem ngày tốt Cất nóc
- Xem ngày tốt Che mái
- Xem ngày tốt Làm nóc
- Xem ngày tốt Động thổ
- Xem ngày tốt Xây nền
- Xem ngày tốt Xây tường
- Xem ngày tốt Làm cửa
- Xem ngày tốt Sửa nhà bếp
- Xem ngày tốt Làm lễ ăn hỏi
- Xem ngày tốt Làm lễ cưới
- Xem ngày tốt Làm lễ đưa rước dâu/rể
- Xem ngày tốt Chôn cất
- Xem ngày tốt Xả tang
- Xem ngày tốt Xuất hành
- Xem ngày tốt Khai trương
- Xem ngày tốt Mua hàng
- Xem ngày tốt Bán hàng
- Xem ngày tốt Làm hợp đồng giao dịch
- Xem ngày tốt Ký kết hợp đồng giao dịch
- Xem ngày tốt Chia tài sản
- Xem ngày tốt Nhận thừa kế
- Xem ngày tốt Mua nhà
- Xem ngày tốt Mua đất
- Xem ngày tốt Mua đồ có giá trị
- Xem ngày tốt Thuê người giúp việc
- Xem ngày tốt Thăng chức
- Xem ngày tốt Nhận chức
- Xem ngày tốt Đi thi
- Xem ngày tốt Ra ứng cử
- Xem ngày tốt Cho vay
- Xem ngày tốt Thu nợ